Biến thể Delta đẩy thế giới vào giai đoạn nguy hiểm mới

Đến nay, thế giới đã có trên 204,7 triệu ca mắc bệnh, trong đó có hơn 4,32 triệu trường hợp đã tử vong. Tại châu Á, biến thể Delta vẫn tiếp tục lây lan mạnh ở nhiều nước, đe dọa các nỗ lực chống dịch.

Biến thể Delta đẩy thế giới vào giai đoạn nguy hiểm mới
Biến thể Delta đẩy thế giới vào giai đoạn nguy hiểm mới

Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch COVID-19 vẫn là Mỹ với trên 36,8 triệu ca mắc và 634.400 trường hợp tử vong. Trong ngày qua, Mỹ ghi nhận thêm gần 56.400 người nhiễm virus SARS-CoV-2.

Trong khi biến thể Delta vẫn đang lây lan mạnh, đe dọa các nỗ lực chống dịch toàn cầu, một biến chủng khác của virus SARS-COV-2 là Lambda, lần đầu được phát hiện tại Peru, với khả năng kháng vaccine cũng đã lây lan ra hơn 40 nước. Các chuyên gia cảnh báo, biến thể này cũng đang xuất hiện ngày càng nhiều tại Mỹ.

Kết quả phân tích gene cho thấy, đã có hơn 1.000 ca nhiễm biến thể Lambda được phát hiện trên toàn nước Mỹ. Theo các chuyên gia, một số bằng chứng sơ bộ cho thấy, biến thể này dễ tác động tới tế bào và có khả năng kháng lại hệ miễn dịch của con người cao hơn một chút so với các biến thể trước đây. Bên cạnh đó, biến thể Lambda cũng có một số đột biến trong các gai protein của virus SARS-CoV-2, tạo ra đặc tính lây nhiễm mạnh hơn.

Các chuyên gia y tế Mỹ hiện đang theo dõi chặt chẽ sự lây lan của biến thể này, trong khi sự bùng phát của biến thể Delta vẫn là mối lo ngại chính. Hiện Mỹ ghi nhận trung bình gần 110.000 ca nhiễm mới mỗi ngày, tương tự thời điểm dịch COVID-19 bùng phát vào mùa đông. Trong đó, virus lây lan nhanh trong những nhóm dân cư chưa tiêm phòng, đặc biệt là ở khu vực miền Nam.

Lầu Năm Góc sẽ yêu cầu các quân nhân Mỹ tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 trước ngày 15/9. Thời hạn chót này có thể sẽ được đẩy sớm hơn nếu vaccine ngừa COVID-19 nhận được sự chấp thuận cuối cùng của Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) hoặc tỷ lệ lây nhiễm tiếp tục gia tăng.

Tại tâm dịch COVID-19 lớn thứ hai thế giới Ấn Độ, vào ngày 10/8; nước này ghi nhận hơn 36.300 ca mắc mới COVID-19 và 468 trường hợp tử vong. Hiện tổng số ca mắc tại Ấn Độ đã chạm mốc 32 triệu người; bao gồm hơn 429.000 trường hợp thiệt mạng vì COVID-19 tại quốc gia Nam Á này.

Brazil hiện là điểm nóng dịch bệnh lớn thứ 3 thế giới với hơn 563.700 bệnh nhân COVID-19 không qua khỏi trong tổng số trên 20 triệu người nhiễm bệnh ở quốc gia này.

Pháp đang vật lộn trong làn sóng thứ tư của đại dịch COVID-19; mặc dù số ca bệnh phải nhập viện không cao như thời kỷ đỉnh dịch trước đây. Mặc dù vậy, trong khuyến cáo ngày 9/8, Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn đưa Pháp vào “Cấp độ 4: Không đi du lịch”. Trong khi đó, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ nhắc nhở, nếu phải tới Pháp, công dân Mỹ phải chắc chắn đã được tiêm phòng đầy đủ trước khi đi.

Pháp đã ghi nhận hơn 6,3 triệu trường hợp mắc COVID-19; và trên 112.200 ca tử vong do căn bệnh này. Tuy số trường hợp tử vong đã có chiều hướng giảm nhưng số ca lây nhiễm vẫn tiếp tục ở mức cao, khoảng 20.000 người/ngày.

Ngày 10/8, Anh đã ghi nhận 146 ca tử vong do COVID-19. Đây là số ca tử vong trong ngày cao nhất tại nước này kể từ ngày 12/3 do tác động; của sự gia tăng các ca mắc mới vào tháng 7. Theo số liệu của Chính phủ Anh, số ca mắc COVID-19 trong ngày 10/8 tại nước này; đã giảm xuống còn 23.510 ca, so với 25.161 trường hợp vào ngày 9/8. Con số này chưa bằng một nửa so với mức đỉnh 54.674 bệnh nhân được ghi nhận vào ngày 17/7, 2 ngày trước khi các biện pháp giãn cách xã hội được dỡ bỏ hoàn toàn tại vùng England. Tuy nhiên, các ca mắc mới bắt đầu tăng trở lại với 196.047 người Anh mắc COVID-19 trong tuần qua, cao hơn 7% so với tuần trước và là số ca mắc trong tuần cao nhất trong tháng.

Canada đã mở lại đường biên giới với Mỹ; 17 tháng sau khi tất cả các hoạt động đi lại; không thiết yếu bị tạm dừng nhằm kiểm soát sự lây lan của đại dịch COVID-19. Chính phủ Canada quyết định dỡ bỏ các yêu cầu về kiểm dịch đối với công dân Mỹ; và người thường trú tại Mỹ có bằng chứng đã tiêm phòng đầy đủ vaccine ngừa COVID-19.

Theo quy định của Canada, để được coi là đã tiêm chủng đầy đủ; công dân Mỹ và người thường trú tại Mỹ phải tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19; được Bộ Y tế Canada phê duyệt 14 ngày trước khi nhập cảnh vào Canada. Người Mỹ phải gửi thông tin du lịch của họ; bao gồm cả tài liệu tiêm chủng, thông qua ứng dụng ArriveCAN; hoặc bằng cách đăng ký trực tuyến trong vòng 72 giờ trước khi đến. Tất cả những người muốn nhập cảnh Canada; phải cung cấp bằng chứng về xét nghiệm COVID-19 âm tính; được thực hiện trong vòng 72 giờ trước khi đến.

Nhà chức trách Australia thông báo tăng cường thực thi biện pháp giãn cách; để phòng chống dịch COVID-19 tại thành phố Sydney thuộc bang New South Wales; sau khi thành phố này ghi nhận số ca mắc mới trong một ngày cao nhất từ đầu dịch. Chính quyền bang New South Walescho biết; cảnh sát đã được yêu cầu tăng cường kiểm tra số lượng người; được phép ở trong các cửa hàng nhỏ và kiểm soát những người di chuyển trong trường hợp không cần thiết.

Ngày 10/8, Bồ Đào Nha khuyến nghị nên tiêm phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12-15 tuổi; lý tưởng nhất là trước khi năm học mới bắt đầu. Khuyến nghị được đưa ra trong bối cảnh biến thể Delta; đang khiến số ca mắc mới tại quốc gia này tăng mạnh. Bồ Đào Nha đã ghi nhận 2.232 ca mắc mới và 17 người tử vong trong 24 giờ qua. Như vậy, đến nay, Bồ Đào Nha ghi nhận tổng công 990.293 ca mắc, trong đó có 17.502 trường hợp không qua khỏi. Cuối tháng 7, Bồ Đào Nha công bố kế hoạch 3 giai đoạn để dần dỡ bỏ các biện pháp hạn chế.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã quyết định kéo dài lệnh hạn chế; các hoạt động cộng đồng cấp độ 4 từ ngày 10 – 16/8 tại hai hòn đảo Java và Bali đông dân. Lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng cấp độ 4 tại Java và Bali; đạt kết quả khá tốt trong quá trình triển khai từ ngày 2-9/8 khi số ca mắc COVID-19 giảm tới 59,6%.

Các trung tâm thương mại tại ít nhất 4 thành phố gồm Jakarta, Bandung; Semarang và Surabaya sẽ được cấp phép mở cửa trở lại với 25% công suất tối đa. Tuy nhiên, các khách hàng sẽ phải trình giấy chứng nhận vaccine và khai báo điện tử. Trẻ em dưới 12 tuổi và người già trên 70 tuổi tạm thời sẽ bị cấm vào các địa điểm này. Ngoài ra, Chính phủ Indonesia cũng sẽ cho phép các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu hoạt động theo ca với 100% công suất.

Truyền thông Indonesia ngày 10/8 cho biết, Tổng thống Joko Widodo đã chỉ thị cho Bộ Y tế nước này chuẩn bị lộ trình sống chung với COVID-19 trong trường hợp dịch bệnh còn kéo dài trong nhiều năm nữa. Phát biểu tại cuộc họp báo trực tuyến, Bộ trưởng Bộ Y tế Budi Gunadi Sadikin cho biết, chỉ thị nói trên được đưa ra xuất phát từ nhận định rằng, dịch COVID-19 có khả năng còn tồn tại ở Indonesia trong một thời gian dài.

Indonesia ghi nhận thêm hơn 2.000 ca tử vong do COVID-19 trong 24 giờ qua. Đây là số người thiệt mạng trong ngày do COVID-19 cao thứ hai; kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại quốc gia này. Như vậy, đến nay, Indonesia đã có tổng cộng hơn 110.000 ca tử vong do dịch bệnh.

Số ca nhập viện vì biến thể Delta gia tăng nhanh chóng; trong những ngày gần đây đã khiến hàng trăm bệnh viện; ở Philippines phải hoạt động gần hết công suất. Bộ Y tế Philippines cho biết, hơn 230 bệnh viện tại nước này đã đạt đến mức độ nguy cấp với hơn 85% công suất đã sử dụng hết.

Số ca nhiễm mới đã tăng từ 8.000 đến 10.000 ca/ngày trong những tuần gần đây; so với mức tăng trung bình khoảng 5.700 ca/ngày tháng 7. Các chuyên gia cảnh báo, số ca nhiễm mới có xu hướng tiếp tục tăng; ngay cả khi nước này siết chặt các biện pháp phòng dịch tại thủ đô và khu vực lân cận. Tại Đông Nam Á, Philippines đang là nước bị ảnh hưởng nặng nề thứ 2 do dịch COVID-19 chỉ sau Indonesia.

Ngày 10/8, Bộ Y tế Lào cho biết, trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 315 ca mắc mới COVID-19, trong đó ngoài 301 ca nhập cảnh được cách ly ngay, còn có 14 ca cộng đồng. Lào đang tăng cường các trung tâm cách ly, mở rộng năng lực tiếp nhận người nhập cảnh. Đồng thời, Lào đã chuẩn bị hơn 4.000 giường bệnh và gần 3.000 nhân viên y tế được đào tạo về dịch tễ để đáp ứng số lượng người nhập cảnh và mắc COVID-19 đang gia tăng.

Hơn 90% bệnh nhân COVID-19 tại Thái Lan nhiễm biến thể Delta. (Ảnh: AP)
Hơn 90% bệnh nhân COVID-19 tại Thái Lan nhiễm biến thể Delta. (Ảnh: AP)

Bên cạnh đó, Lào tiếp tục kêu gọi và tạo điều kiện cho lao động nước này làm việc ở Thái Lan về nước thông qua các cửa khẩu chính ngạch để được hỗ trợ nhập cảnh, sàng lọc y tế và cách ly theo quy định, tránh lây nhiễm dịch bệnh ra cộng đồng. Đến nay, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Lào đã lên tới 8.876 trường hợp, trong đó có 8 người tử vong.

Ủy ban Tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 của Campuchia cho biết; chiến dịch tiêm liều tăng cường vaccine ngừa COVID-19 sẽ được thực hiện tại Phnom Penh từ ngày 12/8 – 10/9. Cụ thể, công tác tiêm phòng liều tăng cường này sẽ được thực hiện; với các trường hợp ưu tiên là các bác sĩ tuyến đầu, công chức; gia đình cán bộ lực lượng vũ trang và cựu chiến binh đã tiêm hai mũi; trước đó với vaccine của Sinopharm hoặc Sinovac (Trung Quốc).

Theo Bộ Y tế Campuchia, ngày 10/8 là ngày thứ 9 liên tiếp nước này ghi nhận số ca mắc COVID-19 giảm. Trong 24 giờ qua, Campuchia có 499 ca mắc mới; bao gồm 125 ca nhập cảnh và 374 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tính từ đầu mùa dịch đến nay, nước này phát hiện tổng cộng 82.898 ca mắc COVID-19; trong đó 77.037 người khỏi bệnh và 1.602 người tử vong.

Ngày 10/8, Campuchia thông báo các bệnh nhân mắc COVID-19; do nhiễm biến thể Delta sẽ không được phép điều trị tại nhà. Trong thư gửi tới lãnh đạo các sở y tế trên toàn quốc; Bộ trưởng Y tế Campuchia Mam Bunheng nêu rõ: “Toàn bộ bệnh nhân COVID-19 do nhiễm biến thể Delta, hoặc là ca nhập cảnh hoặc là lây nhiễm trong cộng đồng phải điều trị tại các trung tâm được chỉ định điều trị cho bệnh nhân COVID-19 hoặc tại các bệnh viện dựa trên tình hình sức khỏe của họ”.

>>>>Ngân hàng Thế giới tài trợ mua vaccine cho các nước nghèo

Ông Mam Bunheng cho biết, các bệnh nhân nhiễm biến thể Delta; phải điều trị tại bệnh viện trong ít nhất 21 ngày; và sau khi được xuất viện tự cách ly tại nhà thêm 14 ngày. Động thái trên diễn ra sau khi quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận số ca mắc mới gia tăng; do biến thể Delta gây ra trong những ngày gần đây.

Kết quả khảo sát của Cục Khoa học Y tế cho thấy; biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 đang nhanh chóng trở thành biến thể chính; ở Thái Lan với hơn 90% bệnh nhân COVID-19 nhiễm biến thể này. Cục trưởng Cục Khoa học Y tế Supphakit Siriluck ngày 10/8 cho biết; trong số 1.632 mẫu được khảo sát vào tuần trước; có 1.499 mẫu (tương đương 91,9%) đã nhiễm biến thể Delta, được phát hiện đầu tiên ở Ấn Độ; 129 mẫu (7,9%) nhiễm biến thể Alpha, được phát hiện đầu tiên tại Anh; và có 4 mẫu (0,2%) nhiễm biến thể Beta, được phát hiện đầu tiên ở Nam Phi. Ngoài 3 biến thể trên, chưa có biến thể nào khác được phát hiện ở Thái Lan.

Thái Lan ngày 10/8 lại ghi nhận số ca tử vong theo ngày ở mốc cao mới. Số liệu của Bộ Y tế Thái Lan cho biết, nước này có thêm 19.843 ca nhiễm; và 235 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm từ đầu dịch lên 795.951; trong đó có 6.588 người không qua khỏi. Thủ đô Bangkok vẫn là tâm điểm của làn sóng COVID-19 thứ 3 ở Thái Lan

Trong vòng 24 giờ qua, Trung Quốc đã ghi nhận 143 ca mắc mới COVID-19 trong nước. Đây là số ca mắc mới COVID-19 cao nhất tại nước này trong gần 7 tháng qua. Trong số 108 ca nội địa, có 50 người ở ổ dịch Giang Tô, 37 ở Hà Nam, 15 ở Hồ Bắc, 6 ở Hồ Nam. Nước này cũng báo cáo có thêm 35 trường hợp nhập cảnh mắc bệnh.

Nhiều chuyên gia phương Tây cho rằng, về lâu dài; Trung Quốc sẽ khó mà theo đuổi chiến thuật không có ca mắc bởi mọi quốc gia đều phải mở cửa. Do chưa đạt được mục tiêu tiêm vaccine trên 80% dân số nên hiện nay; Trung Quốc về cơ bản đóng cửa với thế giới.

Trung Quốc khẳng định, vaccine Sinopharm, Sinovac mà nước này; đang tiêm cho người dân vẫn hiệu quả trước biến chủng Delta. Các chuyên gia Trung Quốc đang cân nhắc liệu có nên tiêm mũi 3 cho các đối tượng bệnh nền hay người có hệ miễn dịch kém để nâng cao khả năng bảo vệ.

Hiện nay, Trung Quốc có 15 khu vực nguy cơ cao và hơn 200 khu vực nguy cơ trung bình. Những khu vực này hầu như người dân bị phong tỏa chặt, cấm ra khỏi địa bàn. Trung Quốc bám sát chiến lược xét nghiệm đại trà nhiều lần và phong tỏa mạnh tại ổ dịch để cắt đứt nguồn lây.

Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết; nước này phát hiện thêm 1.539 ca COVID-19 trong ngày 10/8. Hiện tổng số ca nhiễm tại Hàn Quốc là 213.987 người. Hàn Quốc cũng thông báo có thêm 9 ca tử vong; nâng tổng số người không qua khỏi do dịch COVID-19 lên 2.134 người. Trong đó, thủ đô Seoul ghi nhận 356 ca mắc mới.

Hàn Quốc ngày 10/8 đã quyết định gia hạn thực hiện giãn cách xã hội mức độ cao nhất; ở vùng thủ đô đến ngày 22/8. Quyết định trên được đưa ra khi số ca nhiễm mới COVID-19 tiếp tục tăng cao tại nước này. Riêng ngày hôm qua, Hàn Quốc phát hiện thêm 1540 ca mắc và 9 ca tử vong do Covid-19. Thành phố Busan, miền Nam Hàn Quốc; cũng quyết định nâng mức giãn cách xã hội lên cấp độ 4; mức cao nhất, để phòng ngừa dịch COVID-19.

>>>>>Nối ống nhựa gân xoắn HDPE bằng măng sông tại Đắk Nông



Công Ty TNHH Mekong Plastic. Là đơn vị phân phối chính thức ống nhựa xoắn BaAn ( BFP) và ống nhựa xoắn  Santo ( ELP)

Dựa vào nên tảng phát triển bền vững và tiên phong của Ba An tại Việt Nam. Với phương châm “xây uy tín- Dựng thành công” kinh doanh vì lợi ích chung của khách hàng.

Mekong Plastic không ngừng học hỏi. Lắng nghe và thay đổi để đáp ứng mọi nhu cầu của quý khách hàng.

Chúng tôi luôn mang đến cho quý khách sự uy tín và dịch vụ sau bán hàng một cách tốt nhất. Để quý vị luôn được sự yên tâm về chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ của chúng tôi.

——————–

🎯 Ad: 205/20/27 Phạm Đăng Giảng, Bình Hưng Hòa, Bình Tân, HCM
🎯 Văn phòng đại diện: 96 Đường số 18, Khu Dân Cư Thành Ủy, Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức.
📞 094 728 92 79 – 📲 077 807 3073