Từ nhiều tháng nay, dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới kéo theo đó là sự đứt gãy chuỗi cung ứng từ các thị trường như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc cùng với việc thiếu container rỗng để vận chuyển (vẫn kéo dài từ cuối năm 2020 đến nay)… Điều này đã khiến giá thành của nguyên liệu nhựa tăng mạnh, thậm chí nhiều doanh nghiệp dù muốn mua cũng không thể mua được dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguyên liệu nhựa trong sản xuất.
Phụ thuộc về nguồn cung nguyên liệu
Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), năm 2020 doanh thu của ngành vẫn duy trì đà tăng trưởng ở mức 10,9% so với năm 2019, tổng doanh thu khoảng 22,18 tỷ USD. Đáng chú ý, dù trong hệ thống các siêu thị của cả nước có đến 85-90% các sản phẩm nhựa mang thương hiệu Việt Nam, tuy nhiên công nghệ thấp dẫn đến sản phẩm không đồng đều về mặt chất lượng. Tiềm lực tài chính còn hạn chế cũng khiến các doanh nghiệp nhựa gia dụng đối mặt với sức ép cạnh tranh từ đối thủ ngoại, nhất là ở phân khúc sản phẩm cao cấp.
“Xét về góc độ cạnh tranh, các doanh nghiệp nhựa Việt Nam hiện vẫn bị lép vế; do nguyên liệu sản xuất trong nước chỉ mới đáp ứng khoảng 15-25%; nhu cầu cho các chủng loại nguyên liệu nhựa, 85% còn lại đang phụ thuộc vào nhập khẩu. Số lượng mẫu mã, chủng loại sản phẩm của ngành nhựa còn đơn điệu, chưa có nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng. Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nhựa vẫn chưa hướng đến phát triển ngành nhựa tái chế để góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí đầu vào, giảm giá thành sản phẩm. Giảm được giá thành sản phẩm nhựa xuất khẩu sẽ cạnh tranh được với nhiều thị trường xuất khẩu sản phẩm nhựa trên thế giới”, ông Hồ Đức Lam, Chủ tịch VPA cho biết.
Trong khi đó, thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp đang phải đối đầu; là việc cung cấp nguyên liệu phụ thuộc rất lớn vào nguồn nhập khẩu; và sự biến động không ngừng về giá nguyên liệu. Tác động của dịch Covid-19 đã làm đứt gãy các chuỗi cung ứng.
>>>>>Bảng Báo Giá Ống Nhựa Gân Xoắn HDPE SANTO tại Trà Vinh
Theo thông tin từ VPA, nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu năm 2020 đạt 6,602 triệu tấn; tương ứng 8,397 tỷ USD, tăng 3,3% về lượng và giảm 6,9% về trị giá so với năm 2019. Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu PE và PP chiếm tới 55% tổng lượng nhập khẩu nguyên liệu của ngành nhựa Việt Nam. Trong giai đoạn 2021-2022, nhu cầu nguyên liệu nhựa của Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình 6,6%/năm. Theo dự báo của S&P Global Platts (một doanh nghiệp chuyên cung cấp thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa và năng lượng), nhu cầu tiêu thụ nguyên liệu nhựa nguyên sinh của Việt Nam được dự báo ở mức 8,1 triệu tấn vào năm 2022.
Hiện, châu Á là khu vực sử dụng nguyên liệu nhựa lớn nhất thế giới nhưng nguồn cung tại chỗ chỉ đáp ứng hơn 70% nhu cầu. Nguồn cung còn lại phải lấy từ châu Âu và Trung Đông. Tuy nhiên, từ quý 4/2020, nguồn cung tại thị trường châu Âu và Trung Đông; gián đoạn do hoạt động logistics bị ngưng trệ. Các lệnh phong tỏa quốc gia hoặc do thắt chặt công tác kiểm soát dịch bệnh; đã khiến việc giao thương của doanh nghiệp bị kéo dài; cùng với đó là tình trạng thiếu container rỗng trở nên nghiêm trọng đã đẩy chi phí vận chuyển nhiều loại hàng hóa trong đó có nhựa tăng cao.
Trước tình trạng giá nguyên liệu nhựa tăng cao “phi mã”; Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen đã phải tăng giá ống nhựa và phụ kiện PVC. Theo doanh nghiệp này, nguyên nhân là do giá thành nguyên liệu nhựa đã liên tục tăng mạnh từ quý 4/2020 đến nay.
Khó chồng khó
Lý giải nguyên nhân của tình trạng giá nguyên liệu nhựa tăng cao; ông Hoàng Đức Vượng, Chủ tịch Chi hội Nhựa tái sinh (VPA); Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Nhựa Vĩnh Thành phân tích; ngoài những nguyên nhân trên; một nguyên nhân nữa là do các nhà máy tại Mỹ và châu Á đang vào mùa bảo dưỡng; giảm sản lượng sản xuất.
“Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu cơ găm hàng để chờ tăng giá chính vì vậy việc mua nguyên liệu đầu vào hiện nay khá là khó khăn. Thậm chí, có doanh nghiệp đã đặt được hàng rồi nhưng cũng chưa chắc đã có container rỗng để vận chuyển hàng về”, ông Hoàng Đức Vượng cho biết thêm.
Theo nhiều doanh nghiệp, tuy gặp khó khăn trong việc nhập khẩu; nhưng doanh nghiệp cũng khó có thể tìm kiếm được nguồn cung thay thế trong nước bởi số lượng nhà máy sản xuất nguyên liệu nhựa trong nước vẫn chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Theo ông Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc Công ty TNHH Cao su Đức Minh; Chủ tịch Hội Cao su và Nhựa TP Hồ Chí Minh; giá các mặt hàng cao su và hóa chất trong cao su đã tăng 60% và chưa có dấu hiệu dừng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp chỉ mới dám tăng giá sản phẩm 5%-10%; nếu tình trạng này kéo dài 2 tháng, các doanh nghiệp sẽ buộc phải tăng tiếp 20%.
Tuy nhiên, do hầu hết các đơn hàng quý 1 đã được kí từ trước; và đã sản xuất xong nên cũng xác định là các đơn hàng quý 1; sẽ phải chấp nhận không có lãi do giá nguyên liệu tăng quá cao; mà giá đơn hàng đã được thỏa thuận từ trước. Trong trường hợp phải tăng giá cũng rất khó để thuyết phục đối tác chấp nhận giá mới; bởi thông thường thời gian để khách hàng xem xét; chấp thuận cho việc tăng giá sẽ phải kéo dài từ 2-3 tháng. Vì thế trước mắt, doanh nghiệp cũng chỉ có cách tiết giảm các loại chi phí; tăng giá sản phẩm và thậm chí là giãn kế hoạch sản xuất trong lúc giá nguyên liệu nhựa đang cao như hiện nay.
>>>>>>>Ống nhựa gân xoắn HDPE SANTO 160/125 tại Bình Phước
Công Ty TNHH Mekong Plastic. Là đơn vị phân phối chính thức ống nhựa xoắn BaAn ( BFP) và ống nhựa xoắn Santo ( ELP)
Dựa vào nên tảng phát triển bền vững và tiên phong của Ba An tại Việt Nam. Với phương châm “xây uy tín- Dựng thành công” kinh doanh vì lợi ích chung của khách hàng.
Mekong Plastic không ngừng học hỏi. Lắng nghe và thay đổi để đáp ứng mọi nhu cầu của quý khách hàng.
Chúng tôi luôn mang đến cho quý khách sự uy tín và dịch vụ sau bán hàng một cách tốt nhất. Để quý vị luôn được sự yên tâm về chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ của chúng tôi.
——————–