Ống nhựa xoắn HDPE là gì? Quy cách và tiêu chuẩn sản xuất ống xoắn HDPE

Ống nhựa HDPE là một sản phẩm được sản xuất theo dây chuyền công nghệ chất lượng châu Âu. Nhờ đó, ống nhựa HDPE có nhiều những đặc tính nổi bật: độ bền bỉ theo thời gian, chống ăn mòn, chịu lực, chịu nhiệt tốt, cùng với tính đa dụng có thể sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Hãy cùng Mekong Plastic tìm hiểu kỹ hơn lý do tại sao loại ống này được sử dụng rộng rãi tại các công trình nhé.

ỐNG NHỰA XOẮN HDPE ELP 40

Ống nhựa xoắn HDPE là gì? Quy cách và tiêu chuẩn sản xuất ống xoắn HDPE
Ống nhựa xoắn HDPE là gì? Quy cách và tiêu chuẩn sản xuất ống xoắn HDPE
  1. Ống nhựa xoắn HDPE là gì?

    Ống nhựa xoắn HDPE (High-density polyethylene) còn được gọi là ống nhựa ruột gà vì trông hình dáng rất giống đoạn ruột gà. Đây là loại ống HDPE chuyên dùng để đựng cáp điện, cáp viễn thông,… nhằm mục đích bảo vệ dây điện, dây cáp bên trong. Ngoài ra, loại ống này còn được gọi với những tên tiếng Anh như hdpe corrugated pipe, corrugated hdpe pipe, corrugated plastic pipe,…

    Thực tế thiết kế của ống xoắn HDPE không quá phức tạp, vẫn là chất liệu nhựa HDPE nhưng được gia công thành dạng lượn sóng nhằm tăng thoát nhiệt, giảm thiểu ma sát.

  2. Ưu điểm vượt trội của ống nhựa xoắn HDPE

    Cụ thể những ưu điểm của ống nhựa xoắn HDPE như:

    • Khả năng chịu lực cao hơn. Kể cả có vật nặng đè/nghiến (có thể chịu được lựa nghiến của 1 chiếc ô tô tải) qua thì dây chứa bên trong cũng không bị ảnh hưởng. 
    • Khả năng thoát nhiệt cho dây điện, dây cáp cao hơn.
    • Dễ dàng thi công và lắp đặt hơn so với các loại ống thẳng.
    • Giảm thiểu ma sát tối đa khi kéo lê, di chuyển cơ học.
    • Khả năng chống chịu ăn mòn và điều kiện thời tiết khắc nghiệt cũng cao hơn.
    • Bảo dưỡng, sửa chữa dễ dàng.
    • Giá thành ưu đãi hơn.

    Ống xoắn HDPE có đặc tính chịu nhiệt dẻo tốt nên cũng rất hay được sử dụng trong các khu công nghiệp hiện đại. Loại ống này có mật độ nhựa khá cao, lên tới 0.97 kg/m3. Trong quá trình sản xuất nhựa xoắn HDPE, nhựa HDPE được trùng phân tử Polyethylene với tỷ trọng cao trong điều kiện áp suất thấp với các chất xúc tác như silic, crom, catalyst,… để đạt chất lượng tốt nhất.

  3. Phân loại ống xoắn HDPE

    Thông thường, ống xoắn HDPE chia thành loại 1 lớp và 2 lớp. Loại 1 lớp thường dùng để chứa dây điện/ cáp mạng còn loại 2 lớp thường dùng trong các công trình cấp thoát nước, khu đô thị, khu công nghiệp,… 

    • Ống xoắn 1 lớp: cấu trúc gân cả ở mặt trong và mặt ngoài giúp giảm thiệu lực ma sát khi di chuyển, bảo vệ dây điện/ dây cáp khỏi nguy cơ nóng chảy do nhiệt độ cao hoặc chập điện,…
    • Ống xoắn 2 lớp: lòng trong ống trơn mịn còn mặt ngoài có cấu trúc gân xoắn. Bởi mặt trong trơn mịn sẽ giúp cấp thoát nước tốt hơn là mặt xoắn
      Ống xoắn 2 lớp:
      Ống xoắn 2 lớp
  4. Quy cách và tiêu chuẩn sản xuất ống xoắn HDPE

    Ống HDPE nói chung và ống xoắn HDPE nói riêng khi sản xuất đều phải tuân theo những quy định khắt khe để đảm bảo chất lượng. Cụ thể:

    • Tiêu chuẩn sản xuất ống nhựa xoắn HDPE
    • Tiêu chuẩn Nhật Bản JIS C 3653:1994 
    • Tiêu chuẩn KSC 8455:2005 từ Uỷ ban công nghiệp của Hàn Quốc
    • Tiêu chuẩn quốc gia về mạng viễn thông, ống nhựa dùng cho tuyến cáp ngầm dưới mặt đất TCVN 8699:2011 – yêu cầu kỹ thuật
    • Tiêu chuẩn TCVN 7997:2009 – tiêu chuẩn quốc gia về điện lực đi tuyến dưới lòng đất – phương pháp lắp đặt.
    • Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 với hệ thống quản lý chất lượng phù hợp.

    Nhìn chung đây đều là những tiêu chuẩn cơ bản cần phải tuân theo nếu muốn sản xuất ống nhựa xoắn HDPE có chất lượng tốt, được cấp phép đưa vào hoạt động. Ngoài ra, mỗi xưởng sản xuất sẽ có tiêu chuẩn riêng trong quy trình sản xuất của xưởng mình.

    Quy cách ống xoắn HDPE

    Trên thị trường có khá nhiều ống nhựa xoắn HDPE với quy cách khác nhau, chủ yếu phân biệt bởi các yếu tố đường kính, chiều dài, bán kính uốn tối thiểu,…

  5. Tiêu chí lựa chọn ống xoắn HDPE cho các công trình

    ống xoắn HDPE cho các công trình
    ống xoắn HDPE cho các công trình

    Như đã chia sẻ ở trên, ống nhựa xoắn HDPE chủ yếu được dùng để vận chuyển/ bảo vệ dây cáp, dây điện,… Trước khi đi vào từng loại cụ thể, chúng tôi xin giới thiệu 2 tiêu chí chọn ống xoắn HDPE phổ biến nhất:

    Dựa trên đường kính dây điện/ dây cáp và đường kính ống: Thông thường, với dây cáp điện thì đường kính trong của ống HDPE phải lớn gấp 1.5 lần đường kính ngoài của dây cáp điện. Còn với dây cáp mạng, đường kính trong của ống HDPE phải lớp gấp 2 lần đường kính ngoài của dây cáp mạng đó.

    Dựa trên màu sắc của ống xoắn: Có khá nhiều loại màu của ống xoắn HDPE, mỗi màu thường tượng trưng cho loại công trình sẽ sử dụng. Chẳng hạn màu cam cho các công trình ngầm dưới lòng đất, màu xám cho các công trình nổi trên bề mặt hoặc màu đen cho cả 2,…. Ngoài ra còn có màu đỏ, xanh da trời,…. hãy chọn đúng màu sắc ống phù hợp với mục đích sử dụng nhé.

  6.  Một số phụ kiện đi kèm ống nhựa xoắn HDPE

    Trong quá trình thi công ống HDPE, người ta thường sử dụng kèm khá nhiều phụ kiện để đảm bảo việc thi công diễn ra suôn sẻ, ngoài ra còn bảo vệ ống không bị xước xát hay đứt, thủng (dù tỉ lệ này rất thấp),….

    Những phụ kiện phổ biến bao gồm:

    • Gối đỡ cố định ống
    • Máng nối Composite
    • Nút loe: Dùng ở các đầu ống xoắn HDPE để giúp việc kéo cáp dễ dàng hơn.
    • Băng cao su
    • Côn thu
    • Đầu bịt cao su để hạn chế nước lọt vào ống: dùng để bịt tại nơi có ống cáp đi ra hay ống nước chui vào
    • Măng sông 
    • Ống nối kiểu h
    • Mặt bích chống thấm
    • Bộ rẽ nhánh chữ Y
    • Kẹp tủ điện
    • Dây mồi
    • Tấm bảo vệ đường dây

    Gợi ý quy trình nối ống bằng măng sông

    • Vặn măng sông hết cỡ vào đầu ống cần nối, vặn xuôi chiều kim đồng hồ; và cắt nắp đậy của măng sông đó bằng cưa chuyên dụng.
    • Dùng bút đánh dấu thân trên của đoạn ống cần nối sao cho từ đầu ống; tới điểm đánh dấu đó có độ dài bằng một nửa măng sông.
    • Đặt các đầu ống sao cho thẳng hàng; đầu ống thứ 2 cần nối sát với măng sông rồi xoay măng sông ngược chiều kim đồng hồ; tới khi chạm tới điểm đã đánh dấu.
    • Quấn chặt khe tiếp xúc bằng băng cao su non
    • Tiếp tục quấn quanh bên ngoài băng cao su non bằng băng cao su lưu hoá
    • Quấn thêm một lớp băng keo PVC chịu nước để đảm bảo độ bền cũng như hiệu suất sử dụng.

    Tuỳ theo thông số của từng loại ống xoắn HDPE mà mức giá sẽ khác nhau; thông thường từ 12.5000đ – 585.000đ/mét. Loại có giá thành “mềm” nhất là Ống nhựa xoắn HDPE ϕ 25/32, loại giá cao nhất là ống nhựa xoắn HDPE ϕ 250/320.

>>>>>>Ống nhựa gân xoắn HDPE SANTO 65/50 tại Hải Phòng

>>>> Bảng báo giá phụ kiện ống nhựa HDPE Santo tại Hậu Giang

 



Công Ty TNHH Mekong Plastic. Là đơn vị phân phối chính thức ống nhựa xoắn BaAn ( BFP) và ống nhựa xoắn  Santo ( ELP)

Dựa vào nên tảng phát triển bền vững và tiên phong của Ba An tại Việt Nam. Với phương châm “xây uy tín- Dựng thành công” kinh doanh vì lợi ích chung của khách hàng.

Mekong Plastic không ngừng học hỏi. Lắng nghe và thay đổi để đáp ứng mọi nhu cầu của quý khách hàng.

Chúng tôi luôn mang đến cho quý khách sự uy tín và dịch vụ sau bán hàng một cách tốt nhất. Để quý vị luôn được sự yên tâm về chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ của chúng tôi.

——————–

🎯 Ad: 205/20/27 Phạm Đăng Giảng, Bình Hưng Hòa, Bình Tân, HCM
🎯 Văn phòng đại diện: 96 Đường số 18, Khu Dân Cư Thành Ủy, Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức.
📞 094 728 92 79 – 📲 077 807 3073
✉️ Email: info@mekongplastic.vn